Tuyển sinh VLVH

Thông báo tuyển sinh đại học hình thức Vừa làm vừa học năm 2025

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKHXHNV) hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học hình thức Vừa làm vừa học (VLVH) năm 2025, cụ thể:

- Báo chí: chỉ tiêu 40
- Lưu trữ học: chỉ tiêu 40 (đào tạo tại Lào Cai)
- Tâm lý học: chỉ tiêu 120

I. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN: 
1. Đối tượng dự tuyển:
- Người tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương.
- Người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa bậc THPT theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).
- Người đã có bằng tốt nghiệp đại học.
2. Điều kiện dự tuyển chung:
- Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định.
- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. 
- Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
- Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ hợp lệ và lệ phí tuyển sinh.
Những người không đủ các điều kiện trên và những người thuộc diện dưới đây không được dự thi:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trong thời kỳ thi hành án hình sự.
- Quân nhân hoặc công an nhân dân tại ngũ chưa được Thủ trưởng cơ quan cho phép đi học.
- Đang trong thời gian bị kỉ luật cấm thi dưới mọi hình thức.

II. PHƯƠNG THỨC TUYẾN SINH: 
Năm 2025, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học  theo 03 phương thức xét tuyển:
- Phương thức 1 (mã phương thức: 100): Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
- Phương thức 3 (mã phương thức 414): Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển
- Phương thức 4 (mã phương thức 500): Sử dụng phương thức khác

(1) Phương thức 100: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT
Trường ĐHKHXH&NV sử dụng các tổ hợp xét tuyển vào các ngành cụ thể như sau:

TT

Mã xét tuyển

Tên chương trình, ngành, nhóm ngành xét tuyển

Mã ngành, nhóm ngành

Tổ hợp

1

QHX01

Báo chí 

7320101

D01, D14, D15, D66, C00, C03, C04

2

QHX21

Tâm lý học

7310401

D01, D14, D15, D66, C00, C03, C04

Môn thi/bài thi các tổ hợp xét tuyển:

- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý;
- C03: Toán học, Ngữ văn, Lịch sử
- C04: Toán học, Ngữ văn, Địa lí- D01: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh;
- D14: Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử;
- D15: Ngữ văn, Tiếng Anh, Địa lí;
- D66: Ngữ văn,Tiếng Anh, Giáo dục Kinh tế Pháp luật (GDKTPL).
Tổng điểm đạt được = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3) + điểm khuyến khích (nếu có).
Tổng điểm đạt được cao nhất là 30 điểm.
Điểm xét tuyển = Tổng điểm đạt được + điểm ưu tiên (nếu có)
Điểm cộng khuyến khích đối với phương thức 100
a) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật hoặc cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế (có nội dung dự án, đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi do Hội đồng tuyển sinh xét) do Bộ GD&ĐT tổ chức và cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm 30/6/2025 (không dùng quyền ưu tiên tuyển thẳng), thí sinh được cộng điểm (thang điểm 30), cụ thể:
- Giải nhất HSG quốc gia, quốc tế hoặc cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia: được cộng 3.0 điểm;
- Giải nhì HSG quốc gia, quốc tế hoặc cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia: được cộng 2.5 điểm;
- Giải ba HSG quốc gia, quốc tế hoặc cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia: được cộng 2.0 điểm.
b) Thí sinh đạt giải cuộc thi Olympic bậc THPT của ĐHQGHN, cuộc thi học sinh giỏi bậc THPT, học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Trung, tiếng Nhật, thí sinh được cộng điểm (thang điểm 30), cụ thể:
- Giải nhất (HSG bậc THPT cấp ĐHQGHN, Olympic bậc THPT của ĐHQGHN, HSG cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương): được cộng 2.5 điểm;
- Giải nhì (HSG bậc THPT cấp ĐHQGHN, Olympic bậc THPT của ĐHQGHN, HSG cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương): được cộng 2.0 điểm;
- Giải ba (HSG bậc THPT cấp ĐHQGHN, Olympic bậc THPT của ĐHQGHN, HSG cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương): được cộng 1.5 điểm.
Trường ĐHKHXH&NV không xét cộng điểm ưu tiên đối với các cuộc thi HSG hệ Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương (tổ chức độc lập với cuộc thi HSG cấp tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương). 
c) Thí sinh đạt nhiều thành tích, có nhiều điểm cộng nhưng chỉ được tính 01 lần với mức điểm/thành tích cao nhất.
Điểm ưu tiên khu vực, đối tượng đối với phương thức 100 
Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp trước đó. (Áp dụng với thí sinh tốt nghiệp năm 2024 và năm 2025).
Điểm ưu tiên đối với thí sinh có tổng điểm đạt được từ 22.5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 30 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được đã bao gồm điểm khuyến khích)/7,5] × Mức điểm ưu tiên khu vực, đối tượng
Điểm quy đổi ngoại ngữ:
Thí sinh đăng kí xét tuyển theo phương thức 100 có chứng chỉ ngoại ngữ (quy định tại Phụ lục 01) được quy đổi thành điểm thi môn ngoại ngữ trong tổ hợp đăng ký xét tuyển (nếu có nguyện vọng). Bảng quy đổi điểm ngoại ngữ ở Phụ lục 02 kèm theo. 
Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đăng kí quy đổi phải còn hạn sử dụng tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự tuyển (thời hạn sử dụng 02 năm kể từ ngày dự thi). Trường ĐHKHXHNV  không quy đổi với các chứng chỉ có hình thức thi online.
(2) Phương thức 414: Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển (áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT từ 2024 trở về trước)
a) Xét kết quả học tập: Đánh giá học lực của thí sinh thông qua kết quả học tập cả năm của các môn thuộc khối xét tuyển tương ứng. Điểm đánh giá là điểm trung bình cộng (TBC) kết quả học tập môn học cả năm của lớp 12 các môn theo tổ hợp tuyển sinh và đáp ứng các tiêu chí đánh giá (theo thang điểm 100) được quy định dưới đây:

STT

Các tiêu chí đánh giá

Mức điểm đánh giá tối đa 

1

Xếp loại học lực (phân loại theo điểm TBC các môn của khối xét tuyển thí sinh đăng ký)

30

  Giỏi (Điểm TBC các môn học từ 8,0 trở lên, không có môn nào dưới 6,5; trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên)

30

Khá (Điểm TBC các môn học từ 6,5 – 7,9, không có môn nào dưới 5,0; trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên)

20

Trung bình (Điểm TBC các môn học từ 5,0 – 6,4, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên)

10

2

Thâm niên tính điểm (thời gian tốt nghiệp tính từ ngày cấp bằng THPT đến ngày đăng kí dự tuyển)

20

  Trên 3 năm - 7 năm

20

Trên 7 năm - 10 năm

15

Trên 10 năm

10

3

Điểm phỏng vấn

50

  Tổng cộng 100
Ghi chú: các mức đánh giá về xếp loại học lực áp dụng theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 và Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/08/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với loại học lực Yếu, Kém thì không đủ tiêu chuẩn dự tuyển.
Các tổ hợp áp dụng phương thức 414 (đăng ký xét kết quả học tập kết hợp phỏng vấn) tương tự như phương thức 100, cụ thể:
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý;
- C03: Toán học, Ngữ văn, Lịch sử
- C04: Toán học, Ngữ văn, Địa lí
- D01: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh;
- D14: Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử;
- D15: Ngữ văn, Tiếng Anh, Địa lí;
- D66: Ngữ văn,Tiếng Anh, Giáo dục Kinh tế Pháp luật (GDKTPL).
Lưu ý: Thí sinh chỉ lựa chọn 01 tổ hợp có kết quả cao nhất để đăng ký xét tuyển.
  b) Phỏng vấn: 
- Thí sinh tham gia phỏng vấn trực tiếp với Tiểu ban phỏng vấn thí sinh. Nội dung phỏng vấn tập trung vào đánh giá kiến thức, nhận thức và năng lực, động cơ học tập về ngành đào tạo thí sinh dự tuyển; đánh giá khả năng giao tiếp, hiểu và diễn đạt vấn đề theo yêu cầu, sự hiểu biết của thí sinh về đơn vị đào tạo; có các kiến thức và hiểu biết cơ bản và tương đối cập nhật về ngành đào tạo; nhu cầu nâng cao trình độ về lĩnh vực ngành và vận dụng vào thực tiễn, tính sẵn sàng của người học tham gia quá trình đào tạo; đồng thời đánh giá các kỹ năng cơ bản của thí sinh như kỹ năng giao tiếp, trình bày, tư duy.
(3) Phương thức 500: Sử dụng phương thức khác (áp dụng đối với thí sinh đã có bằng tốt nghiệp đại học)
- Xét tuyển hồ sơ và kết quả học tập đã tích lũy đối với các thí sinh đã tốt nghiệp đại học có nguyện vọng dự tuyển đào tạo đại học hình thức VLVH.
- Xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc lấy điểm đánh giá hồ sơ và kết quả học tập từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu xét tuyển dự kiến. Trường hợp thí sinh có số điểm đánh giá hồ sơ bằng nhau thì sẽ xét theo điểm trung bình chung tích lũy ở bậc đại học theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.
- Đánh giá năng lực học tập của thí sinh thông qua kết quả học tập đã đạt được ở bậc cử nhân, tổng điểm đánh giá là 100 điểm
Tiêu chí đánh giá được phân bổ như sau:

STT

Các tiêu chí đánh giá

Mức điểm 

tối đa

1

Năng lực học tập ở trình độ đại học

90

  1.1 Hình thức đào tạo

30

Chính quy

30

Liên thông (chuyên tu cũ), Vừa làm vừa học (tại chức cũ)

25

Từ xa, mở rộng, các loại hình khác.

20

1.2 Xếp loại tốt nghiệp đại học

30

Xuất sắc

30

Giỏi

25

Khá

20

Dưới loại Khá

15

1.3 Lĩnh vực ngành đã tốt nghiệp đại học:

30

Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Kinh doanh và quản lý, Pháp luật

30

Sức khỏe, Dịch vụ xã hội

25

Khoa học tự nhiên, Khoa học sự sống

20

Các lĩnh vực ngành khác còn lại

15

2

Thâm niên tốt nghiệp (tính từ ngày tốt nghiệp đại học)

10

 

Từ 5 năm trở lên

10

Từ 2 năm đến dưới 5 năm

7

Dưới 2 năm

5

  Tổng cộng 100

III. THỦ TỤC HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN:
1. Phiếu đăng kí dự tuyển (mẫu 1) 
2. Bản sao chứng thực hợp lệ kết quả thi tốt nghiệp THPT kèm theo bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (đối với thí sinh dự tuyển theo phương thức 100 tốt nghiệp năm 2025)
3. Bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp THPT kèm theo bản sao chứng thức học bạ THPT (đối với thí sinh dự tuyển theo phương thức 414 tốt nghiệp từ năm 2024 trở về trước).
4. Bản sao chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học kèm theo bản sao chứng thực bảng điểm/phụ lục văn bằng đại học (đối với thí sinh dự tuyển theo phương thức 500)
5. Bản sao chứng thực minh chứng điểm cộng khuyến khích hoặc bản sao chứng thực đối tượng ưu tiên theo khu vực hoặc đối tượng đối với thí sinh dự tuyển theo phương thức 100 và thí sinh dự tuyển theo phương thức 414 tốt nghiệp THPT năm 2024 (nếu có).
6. Bản sao chứng thực các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế còn thời hạn sử dụng để quy đổi điểm ngoại ngữ (đối với thí sinh dự thi theo phương thức 100).
7. Bản sao chứng thực Căn cước công dân.
8. Album ảnh gồm 04 ảnh màu cỡ 4x6 cm (mẫu 2).
Lưu ý thí sinh: phải hoàn thành đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, nếu không sẽ không đủ điều kiện xét tuyển.
IV. KẾ HOẠCH TUYỂN SINH:
1. Thủ tục hồ sơ dự tuyển: 
Thí sinh tải mẫu hồ sơ kèm theo phụ lục Thông báo và chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn tại mục III nêu trên. Hồ sơ phải được chuẩn bị đầy đủ và cho vào túi đựng hồ sơ bằng giấy (theo mẫu hồ sơ bán sẵn ngoài hiệu sách), bên ngoài túi đựng hồ sơ phải ghi rõ thông tin hồ sơ dự tuyển đại học vừa làm vừa học của người dự tuyển. 
Hình thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Lưu ý nếu gửi qua đường bưu điện, thí sinh phải gửi trước ngày kết thúc hạn nộp hồ sơ và liên hệ qua email: daotaovlvh@ussh.edu.vn để xác nhận trạng thái hồ sơ.
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:
- Phòng Đào tạo (bộ phận tuyển sinh), Phòng 102 nhà C, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.
Thời gian nhận hồ sơ: 
Từ ngày thông báo tuyển sinh đến hết ngày 30/9/2025. 
Thời gian xét tuyển:  dự kiến trước ngày 10/10/2025.
Thời gian phỏng vấn tuyển: dự kiến ngày 18-19/10/2025.
4.  Thời gian công bố kết quả: dự kiến trước ngày 30/10/2025.
5.  Thời gian nhập học: dự kiến ngày 15/11 năm 2025. 

V. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM HỌC TẬP: 
1. Thời gian đào tạo toàn khóa dự kiến: 
- Từ 02 – 2,5 năm (với đối tượng dự tuyển có bằng đại học)
- Từ 03 – 4,5 năm (với đối tượng có bằng trung học).
2. Thời gian học tập: ngoài giờ hành chính (vào các buổi tối trong tuần hoặc ngày Thứ Bảy cuối tuần)
3. Địa điểm học tập: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.
VI. THÔNG TIN VỀ HỌC PHÍ:
Mức học phí đào tạo vừa làm vừa học hiện đang áp dụng từ năm học 2024 – 2025 như sau:
 
Các chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng   
Tâm lý học, Báo chí, Quan hệ công chúng, Quốc tế học, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 850.000đ/01 tín chỉ
Quản lý thông tin, Quản trị văn phòng, Khoa học quản lý, Đông phương học, Văn học 750.000đ/01 tín chỉ
Các chương trình đào tạo khác 520.000đ/01 tín chỉ
Thông tin về các chương trình đào tạo: https://tuyensinh.ussh.edu.vn/nganh-dao-tao
VIII. LỆ PHÍ TUYỂN SINH:  500.000đ/thí sinh. 
Phương thức nộp: 
- Nộp trực tiếp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khi nộp hồ sơ. 
- Chuyển khoản:
  + Đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
  + Số tài khoản: 2220656899; tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân (BIDV Thanh Xuân)
Khi chuyển khoản ghi rõ thông tin: Họ và tên_Ngày sinh_TSVLVH2025_Ngành dự thi.
Lưu ý: 
- Thí sinh phải hoàn thành thủ tục lệ phí mới đủ điều kiện xét duyệt hồ sơ dự tuyển, đối với các trường hợp chuyển khoản phải lưu lại minh chứng chuyển khoản để xác nhận trạng thái hồ sơ dự tuyển.
- Không hoàn trả lệ phí và hồ sơ nếu thí sinh rút hồ sơ dự tuyển hoặc không dự tuyển.
XEM THÔNG BÁO CHI TIẾT VÀ CÁC PHỤ LỤC, PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN TẠI ĐÂY
Thí sinh xem hướng dẫn thủ tục và tải mẫu tại đây
----------------------------------------------
Thông tin liên hệ:
Phòng Đào tạo (bộ phận tuyển sinh); Phòng 102 nhà C, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Địa chỉ: Số 336 đường Nguyễn Trãi – quận Thanh Xuân – TP. Hà Nội
Email: daotaovlvh@ussh.edu.vn
Trang tuyển sinh: http://tuyensinh.ussh.edu.vn
Mobile (Zalo): 0912.708.840  (vui lòng gửi lại tin nhắn Zalo nếu không liên lạc trực tiếp được)
1
Bạn cần hỗ trợ tuyển sinh?