Chọn ngành, chọn nghề
Chuyên ngành Lịch sử đô thị - đa dạng cơ hội việc làm
Đăng bởi: PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, ngày: 17/12/2018
Học Lịch sử đô thị (LSĐT), sinh viên không chỉ được trang phông kiến thức chuyên ngành phong phú, mà đặc biệt các phương pháp nghiên cứu liên ngành, hiện đại. Cùng với giảng đường đại học, hoạt động thực tế và sự tương tác với các chuyên gia sẽ giúp cho sinh viên chuyên ngành LSĐT thêm rộng mở cơ hội việc làm trong bối cảnh thị trường nhân lực số có yêu cầu ngày càng cao.
Hơn một thập kỷ trở lại đây, hướng nghiên cứu lịch sử đô thị thu hút sự quan tâm đặc biệt, nhất là trong bối cảnh khó khăn của bài toán quy hoạch, quản lý và phát triển các đô thị lớn ở Việt Nam hiện nay. Thực tiễn cho thấy, nếu không có kiến thức sâu về quá trình lịch sử, đặc điểm văn hóa - xã hội - tín ngưỡng… của cộng đồng cư dân thì công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị rất khó thành công, thậm chí xung đột như đã diễn ra tại một số địa bàn. Xuất phát từ thực tiễn xã hội trên, năm học 2014-2015, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN đã xây dựng hướng chuyên ngành đào tạo LSĐT, đến nay những sinh viên khóa đầu tiên đã thực tập và làm khóa luận để chuẩn bị tốt nghiệp.
Thông tin về chương trình đạo tạo Lịch sử đô thị, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: sinh viên chuyên ngành được trang bị phông kiến thức đa dạng về đô thị trên nền tảng tri thức vững vàng về lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội...; cùng với đó là các tri thức cập nhật về đời sống đô thị hiện đại, từ vấn đề sinh kế đến quy hoạch và phát triển, lại được bổ trợ thêm các phương pháp nghiên cứu liên ngành (với như Nhân học đô thị, Xã hội học đô thị, Truyền thông đô thị…) Đặc biệt, Bộ môn và Khoa thường xuyên tổ chức các chương trình ngoại khóa để sinh viên được thực tế địa bàn, được giao lưu và trao đổi với các chuyên gia để học hỏi và phối hợp công tác về sau…
Ảnh: Giảng viên và sinh viên chuyên ngành Lịch sử Đô thị trong một buổi tọa đàm chuyên môn
Trên cơ sở sự lớn mạnh của hướng chuyên ngành LSĐT, căn cứ nhu cầu tiềm năng về nhân lực nghiên cứu phát triển đô thị ở Việt Nam trong tương lai, Khoa và Trường đang tham khảo các mô hình đào tạo, nghiên cứu Đô thị học tại các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, Hà Lan, Singapore… để xây dựng ngành cử nhân Đô thị học, đưa vào đào tạo trong tương lai gần. Lãnh đạo Khoa và Nhà trường cho biết: cử nhân Đô thị học của đơn vị trong tương lai sẽ là những người sâu tri thức xã hội-nhân văn, vững phương pháp liên ngành, chắc kỹ năng tổng hợp, mạnh tư duy phản biện và hội nhập…để đóng góp vào việc giải bài toán phát triển đô thị bền vững trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều điều mới mẻ, chưa có tiền lệ phát triển cho đến thời điểm hiện nay.
Hơn một thập kỷ trở lại đây, hướng nghiên cứu lịch sử đô thị thu hút sự quan tâm đặc biệt, nhất là trong bối cảnh khó khăn của bài toán quy hoạch, quản lý và phát triển các đô thị lớn ở Việt Nam hiện nay. Thực tiễn cho thấy, nếu không có kiến thức sâu về quá trình lịch sử, đặc điểm văn hóa - xã hội - tín ngưỡng… của cộng đồng cư dân thì công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị rất khó thành công, thậm chí xung đột như đã diễn ra tại một số địa bàn. Xuất phát từ thực tiễn xã hội trên, năm học 2014-2015, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN đã xây dựng hướng chuyên ngành đào tạo LSĐT, đến nay những sinh viên khóa đầu tiên đã thực tập và làm khóa luận để chuẩn bị tốt nghiệp.
Thông tin về chương trình đạo tạo Lịch sử đô thị, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: sinh viên chuyên ngành được trang bị phông kiến thức đa dạng về đô thị trên nền tảng tri thức vững vàng về lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội...; cùng với đó là các tri thức cập nhật về đời sống đô thị hiện đại, từ vấn đề sinh kế đến quy hoạch và phát triển, lại được bổ trợ thêm các phương pháp nghiên cứu liên ngành (với như Nhân học đô thị, Xã hội học đô thị, Truyền thông đô thị…) Đặc biệt, Bộ môn và Khoa thường xuyên tổ chức các chương trình ngoại khóa để sinh viên được thực tế địa bàn, được giao lưu và trao đổi với các chuyên gia để học hỏi và phối hợp công tác về sau…
Ảnh: Giảng viên và sinh viên chuyên ngành Lịch sử Đô thị trong một buổi tọa đàm chuyên môn
Trên cơ sở sự lớn mạnh của hướng chuyên ngành LSĐT, căn cứ nhu cầu tiềm năng về nhân lực nghiên cứu phát triển đô thị ở Việt Nam trong tương lai, Khoa và Trường đang tham khảo các mô hình đào tạo, nghiên cứu Đô thị học tại các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, Hà Lan, Singapore… để xây dựng ngành cử nhân Đô thị học, đưa vào đào tạo trong tương lai gần. Lãnh đạo Khoa và Nhà trường cho biết: cử nhân Đô thị học của đơn vị trong tương lai sẽ là những người sâu tri thức xã hội-nhân văn, vững phương pháp liên ngành, chắc kỹ năng tổng hợp, mạnh tư duy phản biện và hội nhập…để đóng góp vào việc giải bài toán phát triển đô thị bền vững trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều điều mới mẻ, chưa có tiền lệ phát triển cho đến thời điểm hiện nay.
Các tin khác:
- Thông báo tuyển sinh
- Bồi dưỡng kiến thức
- Thông tin tuyển sinh
- Ngành đào tạo
- Đào tạo ngành 2 (bằng kép)
- Thông tin cần biết
- Thông tin tuyển sinh
- Chương trình đào tạo
- Bổ túc kiến thức
- Thông tin cần biết
- Tuyển sinh VLVH
- Thông tin cần biết
- Chọn ngành, chọn nghề
- Bí quyết học – thi
- Sức khoẻ mùa thi
- Tra cứu kết quả
- Tại sao chọn USSH
- Môi trường học tập
- Học phí - Học bổng
- Ký túc xá
Liên kết nhanh
Tin nổi bật
Thống kê
Tổng truy cập
14.531.535
Trực tuyến
000062